MC thường xuất hiện trong những trang phục lịch lãm và lộng lẫy tại vị trí nổi bật trên sân khấu. Đây chính là một ngành nghề đang rất “Hot” và là mơ ước của nhiều bạn.
MC thường xuất hiện trong những trang phục lịch lãm và lộng lẫy tại vị trí nổi bật trên sân khấu. Đây chính là một ngành nghề đang rất “Hot” và là mơ ước của nhiều bạn trẻ. Quá trình để trở thành một MC thành công với mức thu nhập cao liệu có phải dễ dàng?
MC là viết tắt của cụm từ Master of Ceremonies, dịch sang tiếng Việt là Người dẫn chương trình. MC chính là người dẫn dắt khán thính giả trong một buổi trình diễn hay một sự kiện và được xem là nghiệp vụ thuộc về lĩnh vực nghệ thuật giải trí.
Tuy nhiên, nếu hiểu theo một nghĩa rộng hơn thì MC là người nói trước công chúng, thu hút và hướng họ hòa nhập vào một sự kiện, chương trình bất kỳ trên truyền hình hay ngoài đời thực.
Thuật ngữ MC ở phương Tây vào thập niên 1970, 1980 có liên quan đến những người đam mê dòng nhạc hiphop, và là từ để chỉ người mà bây giờ thường được gọi là “rapper”. Khi ấy, khái niệm MC còn được coi là viết tắt của những cụm từ khác như: microphone controller, mic checka, music commentator và moves the crowd.
Tùy vào vai trò của MC mà có những danh xưng khác nhau như hoạt náo viên (dẫn dắt và làm cho không khí thêm sôi động), phát thanh viên hoặc xướng ngôn viên (truyền đạt nội dung của một chương trình đã có kịch bản được biên tập), MC truyền hình,… Ở Việt Nam, còn có những loại MC đặc trưng như MC đám cưới, MC gala cuối năm,…
Chúng ta thường nghĩ, công việc của MC chỉ là nói và dẫn dắt chương trình. Trên thực tế, để hoàn thành một chương trình thì MC đảm nhiệm khá nhiều nhiệm vụ khác nhau, không chỉ dẫn chương trình mà thôi.
Chuẩn bị kịch bản chương trình
Việc chuẩn bị kịch bản bao gồm các công việc như tham gia xây dựng ý tưởng, từng phần nhỏ của chương trình. Cùng với đó, người dẫn chương trình phải tập luyện theo đúng yêu cầu và format của kịch bản.
Dẫn dắt chương trình
Đây chính là công việc chính của người dẫn chương trình. MC sẽ mở đầu chương trình, nêu lý do tổ chức, chủ đề và thu hút sự quan tâm từ khán giả. Các tiến trình sẽ phải tuân theo kịch bản đã được ban tổ chức xây dựng từ trước.
Tạo sự tò mò, kịch tính cho khán giả
MC đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút và tạo nên không khí đúng theo chủ đề của sự kiện. Những cử chỉ, hành động, lời nói chính là “vũ khí” giúp các MC thu hút, tạo sự tò mò và kịch tính của một chương trình.
Kiểm soát thời gian và những tình huống diễn ra trên sân khấu
MC phải làm chủ không gian sân khấu và toàn bộ khán phòng diễn ra sự kiện.
Bên cạnh đó, các hạng mục cũng phải được kiểm soát theo thời gian phù hợp, đúng với ý đồ của ban tổ chức. Xử lý tình huống khéo léo những tình huống xảy ra.
Giải quyết sự cố
Không phải lúc nào chương trình cũng diễn ra theo đúng mong đợi. Trên thực tế, có không ít chương trình phát sinh những sự cố. MC phải linh hoạt và tự tin khi xử lý các tình huống phát sinh để đảm bảo chương trình diễn ra tốt đẹp nhất.
Có 8 chữ vàng trong nghiệp vụ dẫn chương trình mà các bạn cần nắm được: “Chính xác – Linh hoạt – Truyền cảm – Nhiệt tình”. Và để trở thành người dẫn chương trình chuyên nghiệp, gặt hái được nhiều thành công thì bạn cần có những kỹ năng và tố chất sau:
Tiếng nói sân khấu
Giọng nói chính là tiêu chuẩn đầu tiên cần xét đến để trở thành một người dẫn chương trình chuyên nghiệp. Giọng nói của MC là điểm nhấn để truyền đạt thông điệp và ý tưởng của chương trình đến khán giả. Bởi vậy, nếu bạn sở hữu một chất giọng khỏe, phát âm rõ ràng và chuẩn, nói truyền cảm thì đã là một lợi thế cực lớn tạo tiền đề để bạn trở thành MC.
Nghệ thuật diễn cảm
Khả năng diễn cảm giúp người dẫn chương trình tạo được cảm xúc cho khán thính giả bởi sự biến đổi âm điệu trong lúc nói. Giọng nói lúc thăng trầm, nhanh hoặc chậm góp phần không nhỏ tạo để thu hút và gây ấn tượng với khán giả bên dưới.
Phong cách sân khấu
Người dẫn chương trình hiểu biết về cách phục trang và quan trọng hơn hết là tư thế đúng đắn khi xuất hiện trước công chúng cũng như những cử chỉ diễn đạt bằng tay, bằng mắt mang nét riêng của nghệ thuật dẫn chương trình. Phong cách sân khấu cũng chính là một điểm nhấn giúp bạn tạo nên sự khác biệt so với những MC khác, giúp khán giả luôn nhớ đến bạn.
Nghệ thuật biên soạn lời dẫn
Cách soạn lời dẫn giúp MC biết cách khai thác đề tài, sẽ nói gì trong chương trình và sử dụng ngôn từ. Các hạng mục của chương trình đã có sẵn, tuy nhiên lời dẫn thì mỗi người một khác. Nếu bạn có khả năng tạo ra những lời dẫn tốt và hấp dẫn thì là một tố chất tuyệt vời cần tận dụng tối đa.
Yếu tố về ngoại hình
Ngoại hình tốt là một trong những lợi thế của MC. Họ cần duyên dáng và tự tin trước đám đông. Tuy nhiên, ngoại hình không phải là tất cả bởi trên thực thế có nhiều MC không mạnh về ngoại hình nhưng lại biết phát huy tối những điểm mạnh của bản thân để trở thành một MC nổi tiếng và thành công.
Phương pháp phối hợp
Cách phối hợp giữa hai hay nhiều người dẫn chương trình sao cho hoà quyện, nhịp nhàng. Kỹ năng này có được chủ yếu là sự tinh ý và luyện tập không ngừng nghỉ.
Có thể nói, MC là một ngành nghề đang rất Hot và được nhiều bạn trẻ mơ ước.
Vậy học ngành gì để trở thành MC?
Trên thực tế, hiện nay chưa có một trường đại học, cao đẳng nào có chương trình đào tạo MC. Tuy nhiên, có rất nhiều cách để trở thành một MC tại Việt Nam.
Để trở thành người dẫn chương trình chuyên nghiệp, bạn cần phải có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực đó. Bên cạnh đó, MC là một nghề cần nhiều kĩ năng mềm, khả năng viết và nói. Bởi vậy, học các ngành thuộc phân ban Xã hội (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý, Ngoại Ngữ,…) là tiền đề giúp bạn trở thành MC chuyên nghiệp.
Một số ngành nghề để trở thành MC mà MCWorld muốn gợi ý cho bạn:
Các trường tiêu biểu có nhiều MC tại Việt Nam từng học đó là:
Tuy nhiên, cơ hội để trở thành MC chuyên nghiệp vẫn đến với những bạn không có cơ hội học đại học vì bất kỳ lý do gì.
Hiện nay, các khóa đào tạo MC ngắn hạn tại các trung tâm cũng rất phổ biến và hữu ích. Điều quan trọng là bạn cần có đam mê và tố chất trong lĩnh vực này hay không mà thôi.
“Với các MC làm việc tại đài truyền hình, nguồn thu nhập đầu tiên chính là lương cứng hàng tháng. “Con số của mỗi người là khác nhau tùy thuộc vào thời gian công tác, mức độ cống hiến” – MC Đức Bảo làm việc tại VTV tiết lộ.
Nguồn thu nhập thứ hai đến từ việc chạy show, làm MC sự kiện bên ngoài. Cát xê cho mỗi sự kiện dao động từ vài trăm nghìn đồng đến gần 100 triệu đồng.” – Nguồn: https://cafef.vn/
Như vậy, nghề MC có khá nhiều mức thu nhập, tùy theo độ nổi tiếng, tầm ảnh hưởng và quy mô chương trình mà bạn dẫn dắt. Cùng với đó là khả năng chạy show của mỗi người. Bởi bên cạnh mức lương cố định thì các MC có khá nhiều cơ hội để nhận công việc ở bên ngoài.
Ví dụ: Những MC truyền hình nổi tiếng dẫn tại các sự kiện lớn có thể thu nhập từ vài chục triệu đến cả trăm triệu. Tuy nhiên, cũng có nhiều MC chỉ có thu nhập vài triệu đồng cho một sự kiện mà thôi.
Để có mức thu nhập cao và đáng mơ ước như các MC truyền hình nổi tiếng thì không hề dễ dàng, nghề MC cũng không phải là ngoại lệ. Trước khi đạt được thu nhập cao thì các MC cũng phải rất nỗ lực rèn luyện, nâng cao khả năng của bản thân. Đó là một quá trình đầy khó khăn và gian nan.
Khi đã đạt được những thành công nhất định thì bạn cũng luôn chuẩn bị tâm lý và học hỏi liên tục để phát triển trong ngành này.
Câu trả lời là Có khi bạn có đủ các yếu tố và kỹ năng nêu trong bài viết. Cùng với đó là niềm đam mê, sự quyết tâm và yêu thích nghệ thuật.
Những lý do mà bạn nên theo nghề MC:
Bạn cần biết, để theo đuổi một ngành nghề và thành công hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bởi vậy, bạn cần cân nhắc về khả năng và ước muốn của bản thân để đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho công việc và sự nghiệp của mình.
Trên đây là những chia sẻ mà MCWorld muốn bạn hiểu hơn về nghề MC. Cơ hội để trở thành một người dẫn chương trình chuyên nghiệp luôn rộng mở với tất cả mọi người. Tuy nhiên, để có được mức thu nhập hấp dẫn từ nghề MC thì đòi hỏi sự cố gắng và nỗ lực rất nhiều.