Trẻ Ngại Giao Tiếp: Nguyên Nhân Và Cách Xử Trí

Vấn đề con trẻ ngại giao tiếp nếu không được khắc phục kịp thời sẽ khiến con khi lớn lên bị thiếu kỹ năng xã hội, ngại giao tiếp, đặc biệt ảnh hưởng tới tương lai con.

Ảnh tác giả
mcworldad
18/05/2022
trẻ ngại giao tiếp- nguyên nhân và cách xử trí

Vấn đề con trẻ ngại giao tiếp nếu không được khắc phục kịp thời sẽ khiến con khi lớn lên bị thiếu kỹ năng xã hội, ngại giao tiếp, đặc biệt ảnh hưởng tới tương lai con trẻ, nhất là trong thời đại hội nhập như hiện nay.

Nguyên nhân do đâu trẻ ngại giao tiếp?

Theo báo cáo thống kê của Viện Nghiên cứu Giáo dục năm 2021 cho thấy 83% học sinh thiếu các kỹ năng mềm, mà trong đó đa số là kỹ năng giao tiếp, điều này dấy lên tình trạng đáng báo động về việc bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho trẻ nhỏ..

Sợ hãi và thiếu tự tin khi giao tiếp với thầy cô, bạn bè, những người xung quanh là biểu hiện của việc trẻ ngại giao tiếp. Tình trạng này thường thấy ở trẻ em, đặc biệt là trẻ tiểu học do việc thay đổi môi trường học, chưa có đầy đủ kỹ năng xã hội và chưa có đủ hiểu biết về cuộc sống xung quanh.

Trẻ ngại giao tiếp- cách xử trí - MC World1

 

Một số những nguyên nhân được các chuyên gia lên tiếng dẫn tới tình trạng trẻ ngại giao tiếp:

1. Gia đình bao bọc quá mức

Việc được gia đình bao bọc sẽ hạn chế khả năng của trẻ đối với việc giải quyết cách tình huống xung quanh, từ đó cũng khiến “bào mòn” khả năng giao tiếp của trẻ.

Cha mẹ hãy thử tưởng tượng, một tình huống được đưa ra, trẻ có thể được kết bạn và giao lưu với các bạn trong lớp qua những hoạt động ngoài trời, nhưng vì sợ con bị ngã, bị đau, cha mẹ muốn con ở nhà. Và những việc tương tự như vậy đang ngày càng làm trẻ mất đi khả năng kết bạn và giao tiếp.

2. Tính cách hướng nội

Trẻ ngại giao tiếp có thể do tính cách trẻ hướng nội, vốn con không thích giao tiếp với những người xung quanh. Đối với người lớn, sự rụt rè, nhút nhát này sẽ giới hạn cơ hội phát triển ở cả học tập, công việc, cuộc sống. Tuy nhiên, với trẻ em, cha mẹ có thể giúp các con thay đổi điều này để mang đến nhiều cơ hội phát triển hơn cho các con, đặc biệt trong thời đại hội nhập ngày này.

ngại giao tiếp có thể do tính cách nhưng có thể làm ảnh hưởng tới con

3. Chưa được học kỹ năng giao tiếp

Khi trẻ còn nhỏ, đặc biệt là ở độ tuổi tiểu học, gia đình cần rèn luyện cho trẻ những kỹ năng mềm cần thiết, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp để phát triển bản thân. Nhiều cha mẹ quên đi mất việc trang bị cho các con kỹ năng giao tiếp, khiến trẻ ngại giao tiếp và rụt rè với chính những người thân, họ hàng.

Cha mẹ cần phải lưu ý giao tiếp chính nền tảng vững chắc để con có thể  phát triển về thể chất, tư duy và cơ hội trong tương lai.

Cha mẹ nên làm gì khi con mình ngại giao tiếp?

1. Tìm hiểu sở thích, nhóm tính cách của con

Giống như bên trên MC World chia sẻ, 1 trong những nguyên nhân con trẻ ngại giao tiếp là do nhóm tính cách của con. Gia đình nên dành thời gian tìm hiểu sở thích, nhóm tính cách của con nhiều hơn.

Khi hiểu được nhóm tính cách của con rồi, cha mẹ có thể dễ dàng định hướng được cho con phát triển kỹ năng nào, vào thời điểm nào là phù hợp.

cha mẹ nên dành thời gian tìm hiểu nhóm tính cách của con

Ví dụ với những bạn nhỏ có tính cách rụt rè, nhút nhát, cha mẹ có thể cho con tham gia các lớp học giao tiếp- kỹ năng mềm từ sớm khi con 5,6 tuổi để chuyên gia có thể giúp con khắc phục được những vấn đề con đang gặp phải.

Với những trẻ có tính cách năng động hơn, cha mẹ có thể cân nhắc cho con tham gia những khóa học năng khiếu, tìm hiểu sở thích của con xem điều con muốn là gì, tạo cơ hội cho con được gặp gỡ và giao lưu với nhiều bạn bè và thầy cô.

2. Cho trẻ có cơ hội gặp gỡ mọi người nhiều hơn

Trẻ ngại giao tiếp không thể không kể đến nguyên nhân là do trẻ có ít cơ hội được gặp gỡ và giao lưu với bạn bè đồng trang lứa. Cha mẹ có thể khuyến khích con tập trò chuyện với những người bạn mới bằng cách dạy con cách bắt chuyện và tìm kiếm sở thích chung. Những người bạn có cùng sở thích sẽ giúp con thoải mái tự tin hơn khi giao tiếp.

3. Chia sẻ với trẻ nhiều hơn

Khi các con còn nhỏ và chưa hiểu hết được các vấn đề của cuộc sống, sẽ thật thiếu sót nếu cha mẹ không ở bên và trò chuyện cùng con. Cha mẹ hãy dành ít nhất 30′ trước khi đi ngủ, khi ăn cơm, sau khi tan học để cùng con trò chuyện về những vấn đề của cuộc sống, về chuyện xảy ra trong lớp học.

Nếu con có những nỗi sợ, hãy cùng con khắc phục nỗi sợ ấy. Hãy cho con thấy con không cô đơn trên hành trình phát triển.

cho con tham gia lớp kỹ năng mềm để gặp gỡ nhiều người hơn

4. Cho con tham gia các lớp kỹ năng mềm

Nếu cha mẹ đã thử rất nhiều cách nhưng con vẫn không cải thiện, hãy tới tìm chuyên gia trong lĩnh vực này. Những chuyên gia, giảng viên trong lĩnh vực giao tiếp, đào tạo trẻ nhỏ có đủ kỹ năng và kiến thức chuyên sâu cùng phương pháp dạy phù hợp để giúp trẻ khắc phục tình trạng ngại giao tiếp.

Ngoài kỹ năng giao tiếp, ở lớp học kỹ năng mềm, con cũng sẽ được trau dồi những kỹ năng cần thiết khác như làm việc nhóm, kỹ năng tranh luận, kỹ năng quản lý thời gian- những kỹ năng cực kỳ cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Việc có đầy đủ kỹ năng cần thiết sẽ giúp trẻ tự tin và nắm bắt mọi cơ hội phát triển khi lớn lên.

Lớp học MC Nhí- Kỹ năng mềm của MC World đáp ứng đủ những tiêu chí mà phụ huynh đang cần để giúp con cải thiện và nâng cao kỹ năng phát triển.

Ở MC World- các con sẽ được học tập và rèn luyện theo phương pháp cá nhân hóa nhất để phù hợp với tính cách của từng trẻ. Trung tâm hiện đang có ƯU ĐÃI VÀNG SIÊU ƯU ĐÃI cho mùa hè này.

Tìm hiểu thêm Tại Đây.

Share :

Tin mới nhất