Chắc hẳn không cha mẹ nào muốn con mình nói ngọng, nói lắp khi lớn lên. Vì vậy nên việc chữa nói ngọng cho trẻ là điều cần thiết và dưới đây là 6 phương pháp cha.
Chắc hẳn không cha mẹ nào muốn con mình nói ngọng, nói lắp khi lớn lên. Vì vậy nên việc chữa nói ngọng cho trẻ là điều cần thiết và dưới đây là 6 phương pháp cha mẹ cần biết.
Các chuyên gia đã nghiên cứu và cho biết, ngọng có 2 nguyên nhân: Do ngọng bẩm sinh hoặc do các nguyên nhân khách quan trong quá trình hình thành ngôn ngữ của trẻ.
Thói quen sử dụng ngôn ngữ của người lớn ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành ngôn từ của trẻ nhỏ. Trẻ lúc còn nhỏ như trang giấy trắng người lớn muốn viết muốn vẽ như nào thì trẻ học theo như vậy. Trẻ học nói, học theo ai?
Vì vậy nếu để trẻ tiếp xúc với những người có phát âm không chuẩn, nói ngọng thì khi bắt chước theo chúng cũng bị sai theo.
Ngọng chỉ ảnh hưởng tới từng âm riêng lẻ (ngọng âm) hoặc từng nhóm âm (ngọng âm tiết) hoặc toàn bộ từ ngữ bị phát âm méo mó. Rối loạn các âm gió gọi là ngọng âm gió, rối loạn phát âm âm “r” gọi là ngọng âm r màn hầu, do môi, răng, ngọng âm “l”…
Chữa nói ngọng cho trẻ thường xử dụng phương pháp ngôn ngữ trị liệu. Tuỳ vào tình trạng nói ngọng của trẻ mà bác sĩ sẽ cho bé tập các bài tập trị liệu ngôn ngữ chuyên sâu khác nhau, phù hợp với bé.
Trong trường hợp nói ngọng do bẩm sinh, phụ huynh cần can thiệp sớm các biện pháp giúp trẻ cải thiện khả năng nói của mình. Nếu không được can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến những hạn chế trong bày tỏ quan điểm, cảm xúc, khiến trẻ có những hành vi không phù hợp như chán nản, dễ nổi nóng, gây hấn, căng thẳng, mất tự tin, ngại giao tiếp.
Chữa ngọng cho trẻ có thể chữa ở nhà, nhưng phụ huynh cần lưu ý những nguyên tắc sau:
Thời gian của các bài tập chữa ngọng phải ngắn:
Do con còn nhỏ và sự tập trung còn hạn chế nên nếu bài tập dài sẽ làm trẻ dễ chán. Do đó thời gian bài tập chỉ nên khoảng 2-3 phút. Tuy nhiên muốn tập tốt phải tập nhiều lần trong ngày (có thể từ 20 – 30 lần/ngày).
Cho con nghe giọng mình qua tai nghe
Thường trẻ ngọng không có ý thức rằng mình đã phát âm sai, do đó cần phải luyện tập cho trẻ cách phân biệt thế nào là âm đúng. Hãy cho trẻ nói và ghi âm lại, sau đó cho trẻ nghe lại các âm mình đã nói qua tai nghe.
Giai đoạn đầu tập luyện chữa nói ngọng cho trẻ, cha mẹ nên ngồi cùng các con và kiên trì tập đúng cho trẻ khi ở nhà. Nhưng đừng quá căng thẳng mà cần tạo ra sự vui vẻ khi tập phát âm. Ngọng là một tình trạng có thể chữa được vì thế nên phải phát hiện sớm để hướng dẫn trẻ khắc phục kịp thời, tránh những thiệt thòi cho con trước khi đến trường.
Kiên nhẫn
Khi hỏi chuyện bé, người lớn đừng sốt ruột. Hãy kiên nhẫn lắng nghe bé diễn đạt ý của mình, đừng vội xen vào để chỉnh ngay câu bé vừa nói. Điều này sẽ khiến bé mất tự tin vào mình, bé lại càng nói ngọng hay nói lắp hoặc khó tìm từ để diễn tả hơn
Chữa nói ngọng cho trẻ: Để tránh việc con nói ngọng, cha mẹ và những người xung quanh cũng cần chú ý phát âm phải chuẩn xác. Thực tế có nhiều mẹ phát âm sai âm “l” và “n” khiến bé cũng bị nhầm lẫn về âm sắc. Khi nói chuyện hay hát cho bé nghe phải dùng từ thật chuẩn và thường xuyên, bé sẽ bắt chước được theo những gì bạn nói, hát. Do đó để con không gặp rắc rối về ngữ âm người lớn trước hết phải làm gương cho con mình.
Xem thêm: Sửa giọng địa phương cho người đi làm trong 30 ngày
1 trong những nguyên nhân trẻ nói ngọng là do sự yếu kém của các cơ hàm, làm chậm sự phát triển của bộ máy phát âm ở trẻ. Vì vậy, để luyện tập cho con, các mẹ hãy để con thường xuyên vận động cơ hàm bằng việc cho trẻ nhai bánh quy giòn, trái cây, rau, các loại thịt.
Ngoài ra để phát triển các cơ má và lưỡi, hãy cho con luyện tập động tác súc miệng. Dạy con ngậm và lăn một vật như viên kẹo, từ má này sang má khác. Với các biện pháp này, con sẽ nói rõ ràng hơn. Không để con mút tay vì mút tay cũng khiến con nói ngọng.
Khi bé 1, 2 tuổi, bạn hãy sưu tầm nhiều bài thơ nhỏ (ví dụ: “Cốc cốc cốc – Ai gọi đó – Tôi là thỏ….”) hoặc những bài văn vần mình tự nghĩ ra… Điều này rất hữu ích cho việc học nói đúng của trẻ, nhất là các thanh trong tiếng Việt.
Chữa nói ngọng cho trẻ: Hãy làm phong phú vốn từ của bé bằng cách dùng nhiều từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ gợi tả, gợi cảm trong câu chuyện của mình. “Cô Tấm thì chăm chỉ, cô Cám thì lười nhác. Cô Tấm thì xinh đẹp, cô Cám thì xấu xí” Hoặc: “Cơm ngon quá. Cơm ngon ơi là ngon. Cơm ngon tuyệt. Cơm ngon cực kỳ…”
Qua cách đọc sách, kể chuyện cho bé qua những hình vẽ trong sách, bạn có thể dạy con một khối lượng lớn từ vựng trong giao tiếp và giúp bé cấu tứ mạch lạc những suy nghĩ của mình.
Lưu ý quan trọng nhất khi chữa nói ngọng cho trẻ tại nhà: Phụ huynh phải kiên trì và gần gũi với con, tránh tối đa việc cáu giận và nóng tính với con.
Cách chữa nói ngọng cho trẻ: Nếu cha mẹ đã thử rất nhiều cách nhưng vẫn không thể chữa nói ngọng cho con, con vẫn không cải thiện, hãy tới tìm bác sĩ/ chuyên gia trong lĩnh vực này.
Nếu trẻ bị ngọng thì việc điều trị chữa nói ngọng cho trẻ càng sớm sẽ càng tốt, phải chữa nói ngọng cho trẻ trước khi hình thành ngôn ngữ hoàn thiện là 4-5 tuổi.
Nếu sau 4-5 tuổi, cha mẹ nên cho trẻ tham gia các khóa giọng nói luyện giọng cho trẻ để chữa lỗi nói ngọng cho trẻ, lớn lên trẻ không còn mắc chứng nói ngọng nữa. Lỗi nói ngọng sẽ khiến cho trẻ ảnh hưởng tới các công việc sau này và ảnh hưởng tới sự phát triển tương lai của trẻ.
Cha mẹ có thể cho con tham gia lớp học MC nhí- Kỹ năng mềm của MC World để cải thiện các vấn đề về giọng nói của trẻ và cho trẻ môi trường để tiếp xúc với nhiều bạn bè và hoạt động hơn
Lớp học MC Nhí- Kỹ năng mềm của MC World đáp ứng đủ những tiêu chí mà phụ huynh đang cần để giúp con cải thiện và nâng cao kỹ năng phát triển.