Nếu không biết cách xử lý câu hỏi sau khi thuyết trình, bạn rất có thể sẽ biến bài thuyết trình của mình thành 1 cuộc cãi nhau. Trong bài viết này cùng MC World học nhanh.
Nếu không biết cách xử lý câu hỏi sau khi thuyết trình, bạn rất có thể sẽ biến bài thuyết trình của mình thành 1 cuộc cãi nhau. Trong bài viết này cùng MC World học nhanh những “tips” xử trí các câu hỏi sau khi thuyết trình nhé.
Sau khi bạn đã trả lời câu hỏi thì bạn phải kiểm tra xem liệu người đặt ra câu hỏi đó có hài lòng với câu trả lời của bạn hay không bằng cách nói:
Câu trả lời vừa rồi liệu có khiến bạn hài lòng chưa?
Câu trả lời của tôi đã đáp ứng đủ thông tin mà bạn cần chưa?
Tôi hy vọng lời giải thích này sẽ phù hợp với tình huống bạn đặt ra trong câu hỏi.
Hy vọng đó câu trả lời này chính là điều bạn đang tìm kiếm
Cách làm này sẽ cho thấy sự nhanh nhạy và tư duy nói nhạy bén đỉnh cao của bạn. Tuy nhiên nó cũng yêu cầu bạn cần có 1 tư duy xử lý tình huống trong trường hợp không có khán giả nào biết được câu trả lời cho câu hỏi của bạn.
Ví dụ khi bạn nhận được câu hỏi: “Như bạn nói, cân bằng giữa việc học và làm rất quan trọng, nhưng tôi cho rằng sinh viên nên tập trung vào học, nên tôi không đồng ý với quan điểm bạn đưa ra.”
Cách trả lời: “Cảm ơn ý kiến của bạn, tôi rất vui vì bạn có thể chia sẻ quan điểm của mình với tôi. Nhưng trước khi trả lời, tôi muốn hỏi khán giả trong hội trường, có bao nhiêu bạn đang vừa học vừa làm, các bạn giơ tay cho tôi biết được không? Như bạn thấy đấy, số lượng người vừa học vừa làm trong khán phòng này không hề nhỏ, điều đó cho thấy….(nếu ra quan điểm cá nhân về vấn đề này)”
Nếu bạn đang băn khoăn và chưa biết cách trả lời ra sao, bạn có thể nhờ đồng đội giúp bạn. Hãy ra tín hiệu “cầu cứu” đồng đội, nếu bạn đó oke, hãy nhường mic cho đồng đội:
“Với câu hỏi này tôi xin phép được nhường mic để người bạn của tôi giúp tôi giải đáp thắc mắc của bạn”.
Tìm hiểu thêm: 6 bước cho bài thuyết trình thành công
Không ai có thể biết tất cả mọi thứ. Tuyệt đối không nên đưa ra câu trả lời mà chính bạn cũng không biết liệu nó có chính xác hay không. Nếu bạn không thể đưa ra câu trả lời ngay lập tức, bạn có thể xin phép đưa ra câu trả lời vào lúc khác bằng cách liên lạc lại với khán giả đưa ra câu hỏi đó qua email hoặc điện thoại. Đây là cách xử lý câu hỏi sau khi thuyết trình nhanh chóng.
“Cảm ơn câu hỏi của bạn, với câu hỏi này mình xin lỗi vì chưa tìm hiểu đủ thông tin để trả lời, mình hy vọng sẽ có contact của bạn sau chương trình để gửi lại cho bạn đáp án bạn cần sau khi tìm hiểu được không?”
Với thiện chí như vậy, khán giả chắc chắn sẽ thông cảm cho bạn.
Dù ở bất kỳ tình huống nào, khi nhận được câu hỏi, bạn hãy nở 1 nụ cười thật tươi với tất cả mọi người. Sau đó hãy bình tĩnh nghĩ cách giải quyết, có thể tham khảo cách giải quyết bên trên.
Trong trường hợp bạn muốn có thêm chút thời gian nghĩ ngợi khi tạm thời chưa nghĩ ra cách xử lý các câu hỏi sau khi thuyết trình, hãy tham khảo những cách nói sau:
Cảm ơn bạn. Bạn muốn hiểu cặn kẽ hơn chiến lược của chúng tôi phải không?
Làm thế nào để chúng ta tăng trưởng được 20%- 1 câu hỏi khá hay!
Cảm ơn câu hỏi của anh. Anh muốn biết kế hoạch trong năm tới của chúng tôi là gì đúng không ạ? Dạ vâng,….
1 trong những cách xử lý câu hỏi sau khi thuyết trình là nhắc lại câu hỏi của đối phương. Khi nhắc lại câu hỏi hoặc diễn đạt lại câu hỏi theo một cách khác, bạn sẽ có thêm chút ít thời gian để suy nghĩ cho câu trả lời của mình. Điều này đặc biệt hữu ích đối với những câu hỏi dài và phức tạp. Thêm vào đó việc nhắc lại câu hỏi cũng giúp bạn chắc chắn được rằng mình hiểu đúng ý người hỏi và những người khác cũng nghe rõ câu hỏi.
Khi quá nhiều người nghe có câu hỏi, bạn sẽ phải là người kiểm soát tình huống. Hãy chứng tỏ cho mọi người thấy bạn có kỹ năng thuyết trình, kiểm soát đám đông tốt bằng cách kiểm soát được tình hình.
Trên đây là cách Xử Lý Câu Hỏi Sau Khi Thuyết Trình- cách xử lý nhanh đối với các tình huống câu hỏi bạn gặp khi thuyết trình. Nhưng tốt hơn hết là bạn vẫn nên trau dồi kỹ năng 1 cách bài bản và rèn luyện thường xuyên. Hãy chuẩn bị trước những tình huống có thể xảy ra, tìm kiếm sâu hơn những thông tin và tập trả lời câu hỏi.